Định giá tài sản là một giai đoạn quan trọng sau khi có quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án có thẩm quyền. Tất cả các tài sản của doanh nghiệp sẽ được Chấp hành viên, Quản tài viên xem xét thực hiện để thu hồi khoản tiền còn lại của doanh nghiệp và chi trả cho các chủ nợ, người lao động,….

Sau 10 ngày kể từ Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải tổ chức định giá tài sản theo các quy định sau 1:
- Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản lựa chọn, ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá tài sản trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có tài sản thanh lý trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản yêu cầu thanh lý tài sản của Chấp hành viên. Trường hợp không ký được hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá tài sản trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có tài sản thanh lý thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có thể lựa chọn và ký hợp đồng với tổ chức thẩm định giá tài sản ngoài địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có tài sản thanh lý;
- Trường hợp không lựa chọn được tổ chức thẩm định giá, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có văn bản báo cáo Chấp hành viên. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, Chấp hành viên quyết định việc lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản;
- Trường hợp Chấp hành viên vẫn không ký được hợp đồng thẩm định giá thì yêu cầu Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản tham khảo ý kiến của cơ quan tài chính cùng cấp hoặc cơ quan chuyên môn quản lý ngành, lĩnh vực của tài sản trước khi xác định giá tài sản thanh lý. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của Chấp hành viên, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải thực hiện tham khảo ý kiến. Việc tham khảo ý kiến của cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn có liên quan phải lập thành văn bản hoặc biên bản có chữ ký của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn đó.
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản mà cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn không có ý kiến bằng văn bản thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp chỉ đạo các cơ quan chuyên môn có ý kiến để Quản tài viên xác định giá tài sản kê biên.
- Đối với tài sản thanh lý có nguy cơ bị phá hủy hoặc bị giảm đáng kể về giá trị thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản tham khảo ý kiến của cơ quan tài chính cùng cấp hoặc cơ quan chuyên môn quản lý ngành, lĩnh vực của tài sản trước khi xác định giá tài sản thanh lý. Việc tham khảo ý kiến của cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn có liên quan phải lập thành văn bản hoặc biên bản có chữ ký của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn đó.
Quá trình định giá tài sản đòi hỏi sự phối hợp làm việc trung thực, minh bạch giữa Chấp hành viên, Quản tài viên và cơ quan thẩm định giá để đưa ra các kết luận chính xác về giá trị tài sản doanh nghiệp còn lại , từ đó, đảm bảo được quyền và lợi ích của các chủ nợ.
(1): Điều 123 Luật Phá sản 2014 và Điều 9 Thông tư số 07/2018/TTLT-BTP-VKSNDTC-TANDTC
CÔNG TY HỢP DANH QUẢN LÝ VÀ THANH LÝ TÀI SẢN SÀI GÒN (SGI)
Trụ sở: 16 Nguyễn Quý Cảnh, phường An Phú, quận 2, TP.HCM
Điện thoại: 1900 2525 03 (Nhánh số 3)
Website: http://tuvanphasan.vn/; http://phasan.com.vn/; http://tuvanphasan.com/
Email: saigoninsol@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/quantaivienSaigon
Bài viết xem nhiều:
- Quản lý và thanh lý tài sản
- Tư vấn xử lý nợ
- Tư vấn tái cơ cấu doanh nghiệp
- Tư vấn thủ tục mua bán doanh nghiệp
- Luật sư phá sản doanh nghiệp
- Quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản
- Điều kiện sáp nhập doanh nghiệp
- Lợi ích từ việc sáp nhập doanh nghiệp
- Thẩm định giá doanh nghiệp
- Quản lý và thanh lý tài sản
- Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp
- Tư vấn thủ tục phá sản doanh nghiệp
- Chi phí thực hiện thủ tục phá sản
- Sự khác nhau về trình tự phá sản doanh nghiệp bảo hiểm và các doanh nghiệp khác?
- Vô phúc đáo tụng đình – vô phúc bị phá sản
- Phân biệt mua bán, hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp