Quy định của Pháp luật Phá Sản luôn ưu tiên đảm bảo quyền của người lao động, bởi đây là đối tượng phải chịu những hậu quả nặng nề nhất khi doanh nghiệp phá sản.

Điều 54 Luật Phá sản năm 2014 đã có những quy định về thứ tự phân chia tài sản khi doanh nghiệp bị Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản, cụ thể như sau
“1. Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được phân chia theo thứ tự sau:
a) Chi phí phá sản;
b) Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;
c) Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.
2. Trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đã thanh toán đủ các khoản quy định tại khoản 1 Điều này mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về:
a) Thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên;
b) Chủ doanh nghiệp tư nhân;
c) Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
d) Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ phần;
đ) Thành viên của Công ty hợp danh.
3. Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định tại khoản 1 Điều này thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.“
Như vậy, rất rõ ràng các nhà làm luật luôn dành những sự ưu tiên cho những người lao động – người vốn chịu nhiều thiệt thòi nhất khi các doanh nghiệp phá sản, nhằm đảm bảo người lao động chắc chắn sẽ nhận lại được những công sức, thời gian đã bỏ ra để làm công tại các công ty.
Dựa trên các tài sản của doanh nghiệp bị phá sản, có 2 trường hợp xảy ra trong việc thanh toán các khoản tiền lương của người lao động:
- Thứ nhất nếu giá trị tài sản của doanh nghiệp còn đủ để thanh toán các khoản quy định tại khoản 1 thì sẽ được trả toàn bộ tiền lương còn nợ.
- Thứ hai, nếu giá trị tài sản của doanh nghiệp không đủ để thanh toán, tiền lương sẽ được trả sau khi doanh nghiệp thanh toán chi phí phá sản. Tiền lương được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ (tổng các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết).
Người lao động luôn là đối tượng phải gánh chịu những mất mát khi doanh nghiệp gặp những vấn đề trong kinh doanh, đôi khi họ phải ra đi tay trắng vì thế các nhà làm luật luôn dành những đãi ngộ nhất định để có thể bù đắp những khó khăn.
CÔNG TY HỢP DANH QUẢN LÝ VÀ THANH LÝ TÀI SẢN SÀI GÒN (SGI)
Trụ sở: 16 Nguyễn Quý Cảnh, phường An Phú, quận 2, TP.HCM
Điện thoại: 1900 2525 03 (Nhánh số 3)
Website: http://tuvanphasan.vn/; http://phasan.com.vn/; http://tuvanphasan.com/
Email: saigoninsol@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/quantaivienSaigon
Bài viết xem nhiều:
- Quản lý và thanh lý tài sản
- Tư vấn xử lý nợ
- Tư vấn tái cơ cấu doanh nghiệp
- Tư vấn thủ tục mua bán doanh nghiệp
- Luật sư phá sản doanh nghiệp
- Quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản
- Điều kiện sáp nhập doanh nghiệp
- Lợi ích từ việc sáp nhập doanh nghiệp
- Thẩm định giá doanh nghiệp
- Quản lý và thanh lý tài sản
- Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp
- Tư vấn thủ tục phá sản doanh nghiệp
- Chi phí thực hiện thủ tục phá sản
- Sự khác nhau về trình tự phá sản doanh nghiệp bảo hiểm và các doanh nghiệp khác?
- Vô phúc đáo tụng đình – vô phúc bị phá sản
- Phân biệt mua bán, hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp